Muốn có visa Đức thành công, người nộp đơn cần tránh những lý do có thể bị từ chối cấp dưới đây và nhanh chóng khắc phục nếu gặp phải:

12 Lý do phổ biến bị từ chối cấp visa Đức

  1. Bạn chỉ có thể nộp hồ sơ trước chuyến đi trong 6 tháng. Nếu nộp quá sớm thì hồ sơ sẽ bị trả lại. (Ví dụ: tháng 8 mới đi mà bạn nộp từ tháng 1, 2 là quá sớm).
  2. Nếu trong quá khứ bạn đã từng cư trú quá hạn visa hoặc cư trú trái phép ở Schengen hoặc Đức thì khó tránh bị trả lại hồ sơ.
  3. Hộ chiếu không hợp lệ. Không đáp ứng đủ một trong các yêu cầu bắt buộc:
    • Phải còn hiệu lực tối thiểu 3 tháng từ khi ngày dự định rời Đức/Schengen.
    • Có ít nhất 2 trang trống trở lên.
    • Được cấp trong vòng 10 năm gần đây.
    • Hoặc hộ chiếu bị hưu hỏng (bong, mất bìa, rách,…).
  4. Đơn xin thị thực thiếu chính xác. Thông tin kê khai sai lạc so với hồ sơ cung cấp hoặc sai mục đích nhập cảnh.
    • Ví dụ như: Visa dành cho sinh viên quốc tế gồm có (visa du học, visa nộp đơn sinh viên và visa khóa học ngôn ngữ) nhưng lại không thu thập thông tin về đúng loại visa thật sự cần xin.
    • Mỗi loại thị thực yêu cầu hồ sơ cũng khác nhau.
  5. Cung cấp sai bằng chứng mục đích nhập cảnh.
    • Nhiều người nhầm lần về visa Schengen Đức với mục đích du lịch và thăm người thân, du học với visa tham dự một khóa học ngắn hạn,…
  6. Thiếu bằng chứng về hành trình.
    • Giải trình chuyến đi không xác định được điểm đến chính trong khối Schengen.
    • Lịch trình sai lạc so với vé máy bay và Booking đặt phòng.
    • Không có tài liệu chứng minh đặt khách sạn hoặc có nơi ở tại Đức/Schengen.
    • Hoặc bạn không thể cung cấp vé cho từng điểm đến trong hành trình di chuyển.
    • Khi đi theo nhóm, bạn không thể cung cấp giấy tờ chứng minh đặt vé máy bay cho từng người…
  7. Thư giới thiệu hoặc thư bảo lãnh từ Đức không hợp lệ:
    • Nhiều thư không cung cấp bản gốc và có đầy đủ thông tin của bên mời.
    • Thư mời chính thức đã được cấp trước đó 3 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ.
    • Thiếu chữ ký và con dấu trên văn bản chính thức …
  8. Không đủ khả năng tài chính, bạn có thể cung cấp thiếu các tài liệu như:
    • Không có sao kê tài khoản/thẻ tín dụng hiện tại.
    • Trong báo cáo tài chính thiếu số tiền như sổ tiết kiệm trên 120 triệu. Hoặc báo cáo đã thực hiện sau 3 tháng gần đây.
    • Hoặc không có thẻ tín dụng, tài sản đứng tên chủ sở hữu ở Việt Nam.
    • Dù bạn có người tài trợ nhưng bạn cũng cần phải chính minh được khả năng tài chính của bản thân.
  9. Không có tài liệu ràng buộc đảm bảo bạn sẽ quay trở về quốc gia của mình.
    • Vé khứ hồi được xe là tại liệu quan trọng để xác định bạn rời khỏi Đức/Schengen.
    • Thiếu sự ràng buộc hợp pháp tại quê hương về mặt xã hội như: Giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con,… cam kết trở về Việt
    • Không đủ tài liệu chứng minh ràng buộc về công việc.
  10. Thiếu hợp đồng bảo hiểm du lịch.
    • Đối với hồ sơ xin visa Schengen tuy không bắt buộc 100%, nhưng lại là tài liệu phải có.
    • Nó phải có giá trị trên toàn lãnh thổ Schengen, với mức chi trả cho bảo hiểm y tế, tai nạn,… ít nhất 30.000 Euro trở lên.
  11. Phỏng vấn không thỏa đáng: Buổi phỏng vấn của bạn với nhân viên lãnh sự Đức không để lại ấn tượng tốt có thể vì các câu trả lời không đáp ứng yêu cầu, cư xử không đúng mực,…
  12. Trẻ em vị thành niên và người khuyết tật: thiếu giấy ủy quyền hoặc giấy tờ pháp lý như xác nhận đồng ý của cả cha và mẹ (nếu chỉ còn cha hoặc mẹ thì cần giấy chứng tử của người còn lại).

Ngoài những lý do chung dễ bị từ chối visa Đức như liệt kê trên đây. Đối với một số hồ sơ xin thị thực Đức riêng biệt có thể bị từ chối do trình độ tiếng Đức, trình độ chuyên môn, tay nghề không đáp ứng với đòi hỏi công việc.

Bạn cần làm gì khi bị từ chối visa đi Đức?

Có hai cách giải quyết trong trường hợp này:

  • Cách 1: Gửi đơn thư khiếu nại.
  • Cách 2. Hoàn thiện và nộp lại hồ sơ xin visa.

Nếu bạn cảm thấy không đồng tình với quyết định trả lại hồ sơ của Đại sứ quán Đức. Bạn có thể nộp đơn khiếu nại để yêu cầu xem xét lại trường hợp của mình.

Việc khiếu nại quyết định này, phải dựa vào lý do họ đưa ra từ chối visa của bạn. Nếu có sai sót và bạn có thể chứng minh được điều này bằng tài liệu bổ sung, thì khả năng thành công khá cao. Tuy nhiên bạn cần phải biết đây là một quá trình không hề đơn giản, bạn phải thực hiện chính xác và luôn luôn kiên nhẫn trong các trường hợp.

  • Thư khiếu nại được gửi cho Đại sứ quán Đức hoặc Lãnh sự quán đã xét duyệt hồ sơ xin visa của bạn.
  • Cung cấp lý do và thêm bằng chứng vì sao bạn khiếu nại và tại sao cần được xem xét lại.

Ngoài cách giải quyết gửi đơn khiếu nại, bạn có thể chọn cách tự xem xét lại toàn bộ hồ sơ và quy trình thực hiện của mình, lý do bị từ chối để từ đó có cách giải quyết, khắc phục toàn bộ thiếu sót, sau đó đặt lịch hẹn và nộp lại hồ sơ.

Gợi ý cách viết đơn thư khiếu nại:

Bạn có thể viết theo ý muốn nhưng trong đơn nên có các thành phần nội dung cần thể hiện rõ sau:

  • Thông tin cá nhân của bạn: Họ tên, ngày sinh, số hộ chiếu, địa chỉ số điện thoại và email hiện tại.
  • Ngày nhận được thư từ chối: Nhắc về thư từ chối và ngày cấp thư đó.
  • Lý do bị từ chối: Bạn có thể trích dẫn hoặc diễn giải nội dung trong thư.
  • Nêu lý do kháng cáo, khiếu nại (đây là phần quan trọng nhất của đơn thư):
    • Thể hiện quan điểm vì sao thấy lý do bị từ chối không chính xác.
    • Liệt kê từng lý do và đưa ra ý kiến lập luận thuyết phục.
    • Bằng chứng kèm theo (nếu có).
  • Chữ ký của bạn: Ký tên và bên dưới ghi rõ họ tên.

Đây là bức thư khiếu nại nhưng bạn cần giữ bình tĩnh và thể hiện ngôn từ tôn trọng, thư càng ngắn càng tốt đủ để truyền đạt quan điểm của bản thân và có những lập luận sắc bén, rõ ràng để giải quyết vấn đề.

Cần bỏ thư kháng cáo vào phong bì và ghi rõ tên người gửi, người nhận, tiêu đề thư.

Với các loại visa Schengen Đức để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc gây ảnh hưởng đến kết quả. Ngoài việc cẩn trọng xem xét kỹ các tài liệu đúng theo yêu cầu hồ sơ quy định, bạn có thể tham vấn từ chuyên viên có kinh nghiệm làm thủ tục theo số Hotline 0917 163 993.

lý do bị từ chối visa đức và cách giải quyết