Thị thực của nước Đức cấp cho người nước ngoài được chia làm 2 loại chính dựa vào thời gian được phép lưu trú ở bên trong lãnh thổ là:

  1. Visa Schengen Đức: Là một loại giấy phép nhập cảnh được Chính phủ Đức và các nước thuộc khối Schengen công nhận. Cho phép lưu trú trong Đức và Schengen lên đến 90 ngày, nhập cảnh bất kỳ ngày nào trong khoảng thời gian 180 ngày được cấp với các mục đích du lịch, kinh doanh/công tác, thăm người thân và bạn bè, điều trị y tế, học tập, thực tập không lương ngắn hạn, tham dự các hoạt động tình nguyện dưới 3 tháng hoặc với mục đích quá cảnh. Số ngày lưu trú cụ thể sẽ do Đại sứ quán/Lãnh sự quán Đức quyết định.
  2. Visa quốc gia Đức: cho phép lưu trú lâu hơn 90 ngày.

Các loại visa Schengen Đức

Mục đích nhập cảnh Diễn giải
1. Du lịch. Cấp cho mục đích đi nghỉ, thăm quan, du lịch và các hoạt động vui chơi giải trí khác.
2. Công tác. Thị thực này dành cho người có ý định đến Đức để thực hiện các hoạt động kinh doanh hoặc các sự kiện, hội chợ, chương trình đào tạo thương mại.
3. Thăm gia đình hoặc bạn bè ở Đức. Loại visa này dành cho người đi Đức để thăm người thân hoặc bạn bè kể cả bạn gái/bạn trai với thời gian ở lại không quá 90 ngày.
4. Thị thực y tế. Được cấp cho người cần chăm sóc y tế đặc biệt ở Đức (kể cả người thân đi cùng).
5. Quá cảnh. Du khách có thể cập một trong những bến cảng của Đức hoặc đi tàu đến điểm không thuộc Schengen.
6. Quá cảnh sân bay. Xuống sân bay của Đức để lên chuyến bay khác đến địa điểm tiếp theo trong hành trình.
– Nó cho người sở hữu đi qua khu vực quốc tế của sân bay mà không cần đi vào khu vực quốc gia.
– Quá cảnh không vượt quá 5 ngày.
– Được phép qua nhiều quốc gia Schengen bằng ôtô, xe khách hoặc máy bay để đến quốc gia ngoài Schengen.
7. Thị thực thăm chính thức. Cấp cho thành viên của các phái đoàn quan chức sang thăm nước Đức theo lời mời chính thức hoặc tham dự các cuộc họp, buổi tư vấn, đàm phán, sự kiện của các Tổ chức liên quan của Chính phủ Đức.
8. Visa cho các đoàn văn hóa, thể thao và điện ảnh Dành cho cá nhân, đoàn đến Đức với mục đích tham gia biểu diễn, giao lưu các chương trình thể thao, văn hóa.
Thị thực đào tạo/thực tập. Được cấp cho người đến nước Đức để học tập hoặc tham dự các khóa đào tạo ngắn hạn dưới 90 ngày.

Các loại visa Đức dài hạn

Tên thị thực Diễn giải mục đích nhập cảnh
1. Du học. – Cấp cho người được tuyển dụng bởi một trường Đại học ở Đức hoặc là sinh viên trao đổi giữa trường Đại học Việt Nam và trường đại học Đức.
– Đảm bảo có thư mời nhập học và trình độ tiếng Đức B2 trở lên.
2. Làm việc, Lao động. Được cấp cho người có trình độ chuyên môn đại học và sau đại học được chuyển giao hoặc tuyển dụng phù hợp với tiêu chí yêu cầu của doanh nghiệp ở Đức.
3. Visa đầu tư. Cấp cho người nước ngoài đến Đức với mục đích tự kinh doanh.
4. Visa tìm việc làm, tìm chỗ học nghề tại Đức Được cấp thời hạn tối đa 6 tháng, trong thời gian này cần tìm được việc làm (ký kết hợp đồng lao động) tại Đức nếu muốn tiếp tục ở lại. Cần chứng minh được bằng cấp và kinh nghiệm tối thiểu 2 năm trở lên trong lĩnh vực chuyên môn.
5. Học nghề kép tại Đức Người nước ngoài đến Đức có thể được cấp giấy phép cư trú với mục đích học nghề và bồi dưỡng nâng cao trình đồ chuyên môn. Phải có xác nhận đóng học phí khóa học nâng cao ở Đức.
6. Nghiên cứu, trao đổi. – Được cấp cho các nhà khoa học từ các trường đại học cơ sở nghiên cứu và giảng dạy,… Cũng có thể là kỹ sư, kỹ thuật viên cao trong nhóm nghiên cứu của nhà khoa học, trợ lý khoa học,… được mời đến Đức.
– Thời hạn lưu trú trên 1 năm và có thể bảo lãnh cho vợ/chồng, con tuổi vị thành niên đoàn tụ.
7. Thực tập sinh. Muc đích đến Đức để tham dự khóa đào tạo bổ sung kiến thức chuyên môn, trình độ nghề nghiệp thiếu hụt cần được bù đắp và được Chính phủ Đức công nhận.
8. Visa học tiếng Đức. Cấp cho người nước ngoài tham dự khóa học từ 3 tháng đến 1 năm tại nước này.
9. Miễn thị thực tại Đức (Visa 5 năm). Thời hạn 5 năm, lưu trú giới hạn theo nguyên tắc 90/180 ngày. Cấp cho người đã nhập cảnh Đức nhiều lần và từng sở hữu visa có giá trị từ 2 năm trong vòng 3 năm gần nhất.
9. Đoàn tụ gia đình. Người trong gia đình của cư dân Đức có thể đăng ký thị thực đoàn tụ với vợ, chồng hoặc bạn đời là thường trú nhân Đức.
9. Visa kết hôn. Cho phép cư trú cùng người bạn đời tạm thời, sau vài năm kết hôn có thể xin visa định cư tại Đức.
9. Thị thực cho con vị thành niên. Đoàn tụ gia đình với bố/mẹ có quyền nuôi dưỡng.
9. Đoàn tụ gia đình với con. Con cần có quốc tịch Đức và dưới 18 tuổi.
9. Visa đi làm Au-pair (quản gia hoặc trông trẻ) Người xin thị thực phải trong độ tuổi 18 – 26 tuổi, trình độ tiếng Đức A1. Thị thực chỉ được 1 lần cấp và phải ở trong Đức tối thiểu 6 tháng,
9. Visa đầu bếp Cấp cho người có tay nghề làm đầu đếp tại Đức.
10. Học phổ thông Cấp cho người có tay nghề làm đầu đếp tại Đức.

Thị thực dài hạn Đức được gọi là thị thực loại D, thường được cấp thời hạn từ 90 ngày trở lên, tối đa 1 năm. Nếu ở lâu hơn có thể xin gia hạn trong thời gian còn hạn và đáp ứng đúng quy định của Chính phủ Liên Bang Đức.

Ngoài ra còn nhiều thị thực Đức khác đúng như tên gọi của nó, mà bạn có thể đăng ký xin nếu đủ điều kiện. Nếu bạn còn có thắc mắc trong phần này vui lòng liên hệ hỗ trợ 0904 895 228 để được giải đáp và tư vấn rõ hơn.

các loại visa đức schengen
Visa Schengen Đức.